Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất lượng trường đại học theo tiếp cận giá trị (Khảo nghiệm một số trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

Title: Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất lượng trường đại học theo tiếp cận giá trị (Khảo nghiệm một số trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
Authors: Nguyễn Thị Ngọc Xuân
Keywords: Đảm bảo chất lượng;Tiêu chuẩn đánh giá;Văn hóa;Đại học
Issue Date: 2017
Publisher: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59201
 Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn, các khái niệm cơ bản, dựa vào tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị của trường đại học và cách tiếp cận xây dựng văn hóa chất lượng (VHCL) để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. VHCL hình thành dựa trên nền tảng văn hóa tổ chức và hoạt động đảm bảo chất lượng được nâng lên thành tầng cao hơn, có cấu trúc gồm 05 lĩnh vực đặc trưng bởi các giá trị cốt lõi của VHCL trường đại học. - Bộ tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá VHCL trường đại học được xây dựng dựa trên mô hình VHCL trường đại học đã xây dựng được và tham khảo tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi đã công bố của một số trường đại học trong và ngoài nước với các yêu cầu chất lượng. Bộ tiêu chuẩn và các tiêu chí này mang tính chất khung giá trị thuộc 05 lĩnh vực (tiêu chuẩn) VHCL gồm: lĩnh vực học thuật, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực nhân văn, lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực cảnh quan và cơ sở vật chất. Qua đó, tiến hành cụ thể hóa nội hàm 05 lĩnh vực VHCL thành 20 tiêu chí với 64 chỉ báo, 192 minh chứng. Tiến hành phân tích nhân tố khám phá, kết quả cho thấy các tiêu chí có sự hội tụ tốt trong từng tiêu chuẩn đánh giá VHCL trường đại học. - Đề xuất quy trình sử dụng bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá VHCL trường đại học thông qua các chỉ báo và minh chứng cho bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL xây dựng được và dùng nó để tiến hành đánh giá thử nghiệm tại trường đại học X được chọn. Kết quả cho thấy hiện trạng VHCL của trường đại học X được chọn mới chỉ ở giai đoạn thứ 2 trong 5 giai đoạn xây dựng xây dựng VHCL: Sơ khởi, Tiến triển, Triển vọng, Phát triển và Hoàn thiện. Ngoài ra, luận án đã tiến hành phân tích tương quan giữa 2 lần đánh giá và đánh giá lại theo cùng một đối tượng đánh giá, kết quả cho thấy sử dụng đánh giá qua minh chứng có độ tin cậy (độ lặp lại) cao hơn sử dụng chỉ báo để đánh giá. Luận án cũng đã phân tích hồi qui để đánh giá mức độ thực hiện của các tiêu chí trong từng lĩnh vực VHCL trường đại học X được chọn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chiến lược xây dựng VHCL của trường đại học X được chọn cho giai đoạn tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu cho thấy VHCL là một nét văn hóa trong văn hóa tổ chức. Việc xây dựng VHCL cần có thời gian và sự nỗ lực cao để đạt được các giá trị thật sự có tác động tích cực đến hoạt động ĐBCL trong trường đại học. Tùy theo đặc trưng tổ chức, mỗi tổ chức chọn cách xây dựng VHCL phù hợp với hệ thống ĐBCL và bối cảnh hiện có.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012

Designing a Competency-based English Oral Communication Course for Vietnamese Undergraduate Business Administration Students =Thiết kế khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên đường hướng năng lực cho sinh viên Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Doctor of Linguistics: 621401

Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài