Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay

Lý luận chung về giải quyết tranh chấp kinh tế và áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật hình sự giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta qua việc tìm hiểu những trường hợp áp dụng luật hình sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế trên thực tiễn và hậu quả của tình trạng áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế; từ đó phát hiện những bất cập liên quan đến hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay. Nêu những nguyên nhân bất cập của tình trạng áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế: pháp luật về đòi nợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ kém hiệu quả; sự kém hiệu quả trong hoạt động của các thiết chế giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự; sự bất cập trong các quy định của Bộ Luật Hình sự liên quan đến tội phạm có yếu tố chiếm đoạt tài sản; ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa phù hợp với sự pháp triển nhanh chóng của k

Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Trình bày khái quát hệ thống các vấn đề lý luận về quỹ đầu tư chứng khoán (QĐTCK), lý luận pháp luật QĐTCK, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về QĐTCK và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Khái quát quá trình phát triển pháp luật QĐTCK Việt Nam qua các giai đoạn, chỉ rõ thực trạng công tác lập pháp và những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật QĐTCK. Phân tích sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật QĐTCK Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị về phương diện lập pháp và một số giải pháp khác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật QĐTCK ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Title:  Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Authors:  Võ, Thị Mỹ Hương Keywords:  Chứng khoán, Luật kinh tế, Pháp luật Việt Nam, Quỹ đầu tư chứng khoán, Issue Date:  2009 Publisher:  Đại học Quốc Gia Hà Nội Citation:  116 tr.

Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO

Nghiên cứu làm rõ khái niệm và khung pháp luật và thể chế cho quản trị công ty nói chung và quản trị công ty đại chúng nói riêng, mô hình, cách thức quản trị Công ty đại chúng ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, mô hình, cách thức quản trị VINAFCO từ khi công ty được công nhận là Công ty đại chúng để đánh giá ưu điểm và nhược điểm của pháp luật hiện hành về quản trị công ty, từ đó rút ra những vấn đề cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật và quản trị công ty hiệu quả. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16338 Title:  Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần VINAFCO Authors:  Hà, Thị Thu Hằng Keywords:  Công ty đại chúng, Pháp luật Việt Nam, Luật kinh tế, Quản trị công ty, Issue Date:  2010 Publisher:  Đại học Quốc gia Hà Nội Citation:  136 tr.

Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

Làm rõ các nền tảng về mặt lý luận của pháp luật về đầu tư (Bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở các lý luận về kinh tế học, quá trình hình thành và phát triển của các chế định pháp lý về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cũng như thực tiễn của một nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam từ đó làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá phân tích thực tiễn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Làm sáng tỏ các chủ điểm pháp lý về các vấn đề cơ bản của pháp luật đầu tư hiện nay.Cụ thể là một số chế định cơ bản của luật đầu tư năm 2005, thực tiễn các chính sách và hoạt động đầu tư tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những đặc thù của một tỉnh có nền công nghiệp phát triển khá sớm và là một bộ phận quan trọng của vùng kinh tế Đông bắc bộ. Đưa ra một số kiến nghị pháp lý đối với việc hoàn thiện pháp luật đầu tư cũng như các chính sách về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên Linh bài:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16163 Title:  Một số vấn đề

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Nghiên cứu lý luận về cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, khẳng định việc ra đời của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và đẩy mạnh việc thực thi các quy định đó trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Phân tích các quy định pháp luật hiện hành của nước ta về chống cạnh tranh không lành mạnh. Nêu một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/12384 Title:  Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Authors:  Vũ, Thị Thuý Hằng Keywords:  Cạnh tranh, Luật kinh tế, Pháp luật, Issue Date:  2005 Publisher:  ĐHQG

Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ

Bài báo trình bày kết quả khảo sát trí tuệ cảm xúc của 229 học sinh lớp 12, trường THPT Hoài Đức A – TP Hà Nội bằng thang đo trí tuệ cảm xúc BarOn EQ-i:YV và các mối quan hệ gia đình, bạn bè của các em. Kết quả cho thấy thang đo BarOn EQ-i:YV có thể sử dụng để đánh giá chỉ số trí tuệ cảm xúc cho trẻ vị thành niên ởViệt Nam, với độ tin cậy α= 0.82. Các tiểu thang đo có mối tương quan thuận và khá chặt chẽvới chỉ số trí tuệ cảm xúc chung. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc có tương quan thuận, khá chặt với sự ủng hộ và chấp nhận lẫn nhau trong quan hệ gia đình và bạn bè của trẻ. Điều này có nghĩa là nâng cao trí tuệ cảm xúc sẽ giúp trẻ có các mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè tốt đẹp hơn và ngược lại, sự ủng hộ và chấp nhận lẫn nhau trong gia đình và bạn bè sẽ góp phần nâng cao trí tuệ cảm xúc của các em. Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/998 Title:  Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ Authors:  Truong Thi Khanh, Ha Nguyen Thi Thuy, Van K

Quá trình biến đổi cấu tạo địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội triều Nguyễn (1802-1945)

Trên cơ sở hoàn cảnh và điều kiện lịch sử triều Nguyễn với nhiều biến động lớn, đặc biệt là cuộc cải cách hành chính lớn của vua Minh Mệnh và việc thực dân Pháp chiếm đóng, biến Hà Nội thành thành phố thuộc địa, bài biết giới thiệu đặc điểm của hệ thống địa danh hành chínhThăng Long - Hà Nội trong ba giai đoạn: giai đoạn 1802-1831, 1831-1887 và giai đoạn sau 1888. Cùng với việc mô tả những đặc điểm chung nhất của hệ thống địa danh, từ đặc điểm của đơn vị chỉ loại, số lượng âm tiết, nguồn gốc đến đặc trưng cấu tạo mang tính điển hình so với các khu vực khác, bài biết tập trung làm rõ những khác biệt quan trọng giữa các giai đoạn, trong đó nổi bật là các phương thức xây dựng và cấu tạo địa danh mới dưới ảnh hưởng của chủ trương “Hán hóa”, sử dụng mĩ tự của triều đình và chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cơ sở. Thông qua các tư liệu và phân tích, bài viết muốn cung cấp những nét nổi bật nhất của bức tranh địa danh hành chính trong hơn một thế kỷ triều Nguyễn, qua đó phần nào phản

Nhân vật liệt nữ trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng: Điểm gặp gỡ của Văn chương với Đạo lí và Chính trị

Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là tác phẩm viết tại nước ngoài, tập trung vào những câu chuyện người thực, việc thực. Truyện viết về Lê thái hậu (Phụ đức trinh minh) và Nguyễn thị vợ Ngô Miễn (Phu thê tử tiết) - hai nhân vật liệt nữ - phần nào thoát li bút pháp của sử gia, kết hợp với phần lời bình ở cuối truyện, đã phát triển khuynh hướng của nhân vật từ thứ tự “lòng thành thờ vua - đức kiên định của người làm vợ” đến “đạo chồng - ơn vua”, từ thiên về tình cảm đến nặng về lí trí, và đều được nhìn từ quan điểm đạo đức Nho giáo. Là điểm giao thoa giữa văn và sử, giữa văn học nghệ thuật và văn học chức năng, Phụ đức trinh minh và Phu thê tử tiết đã khẳng định kết quả quá trình Nho giáo hóa xã hội Việt Nam lúc đó, cũng như khẳng định vị thế văn hiến chi bang của Đại Việt trong đối sánh với Trung Hoa. Ở đây, ý đồ nghệ thuật đã phục vụ cho mục đích Chính trị và Đạo lí khá trọn vẹn. Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/1003 Title:  Nhân vật liệt nữ trong

Học thuyết đức trị và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Là tư tưởng chính thống và chiếm địa vị chủ yếu trong lịch sử Trung Quốc, Nho giáo đã góp phần xây dựng một dạng thức đặc trưng của cấu hình tư tưởng và cấu hình tư duy phương Đông. Giá trị của học thuyết Đức trị của Khổng Tử là đã đưa đến chủ nghĩa nhân bản pháp luật mà người Trung Hoa gọi là Nhân trị chủ nghĩa. Việc nghiên cứu, khẳng định những giá trị của học thuyết này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - một sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu thực hiện. Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/1007 Title:  Học thuyết đức trị và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Authors:  Do Duc, Minh Nguyen Van, Thuy Keywords:  Học thuyết Đức trị, Nhà nước pháp quyền Issue Date:  2015 Publisher:  ĐHQGHN

Noam Chomsky: Con người của những ý tưởng và những lí tưởng vĩ đại

Bài viết này dự định tìm hiểu một vài phần nhỏ của sự nghiệp học thuật và chính trị đồ sộ của học giả nổi tiếng người Mĩ Noam Chomsky. Bài viết gồm ba phần. Phần một trình bày sơ lược về Chomsky và những thành tựu làm nên cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học của ông. Phần hai thảo luận những hoạt động chính trị và phê bình chính trị của ông trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc dưới mọi hình thức nhằm phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại, trong mối liên hệ đặc biệt tới quan điểm và hoạt động tích cực của ông chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Phần ba đưa ra một số nhận xét kết luận về những thành tựu khoa học và chính trị vĩ đại của Chomsky và giải thích tại sao ông được xem là con người của những ý tưởng và những lí tưởng vĩ đại. Title:  Noam Chomsky: Con người của những ý tưởng và những lí tưởng vĩ đại Authors:  Hoang Van, Van Keywords:  Ý tưởng lí tưởng cuộc cách mạng Chomsky ngữ pháp cải biến - tạo sinh chủ nghĩa hành vi hoạt động chính trị phê bình c

Áp dụng phương pháp Rađa đất để xác định “thoát không” dưới bê tông bản mặt đập Cửa Đạt

Trong các công trình thủy lợi nói chung, các đập đá đổ, bê tông bản mặt nói riêng, sau khi hồ tích nước giữa lớp bê tông bản mặt và đập đá đổ thường xuất hiện hiện tượng “thoát không”. Đây là hiện tượng tách các lớp vật liệu khác nhau giữa tấm bê tông bản mặt, lớp vữa lót và lớp đệm tạo ra khoảng rỗng có thể chứa nước hoặc không khí. Khi gặp hiện tượng này việc phân bố ứng suất và cơ chế làm việc của các tấm bê tông bản mặt sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến khả năng chống thấm và tuổi thọ công trình. Bài báo giới thiệu một số kết quả mới thu được khi ứng dụng phương pháp Ra đa đất để xác định nhanh hiện tượng “thoát không” dưới tấm bê tông bản mặt tại đập hồ chứa nước Cửa Đạt - huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa. Title:  Áp dụng phương pháp Rađa đất để xác định “thoát không” dưới bê tông bản mặt đập Cửa Đạt Authors:  Đỗ, Anh Chung Nguyễn, Văn Lợi Vũ, Đức Minh Keywords:  Đập đá đổ Bê tông bản mặt Issue Date:  2013 Publisher:  H. : ĐHQGHN

Nghiên cứu phát triển hệ thống sắc kí miễn dịch cạnh tranh phát hiện nhanh các độc tố ruột tụ cầu trong sữa

Các độc tố ruột của tụ cầu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm trên thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo que thửphát hiện nhanh và đồng thời các độc tố ruột tụ cầu thường gặp, bao gồm SEA, SEB, SEC1, SED và SEE trong sữa dựa vào kỹ thuật sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Để đạt mục tiêu này, độc tố ruột tụ cầu SEC 1 được sản xuất và tinh sạch bằng con đường tái tổ hợp và sau đó được cố định lên hạt nano cac bon để tạo cộng hợp phát hiện. Bên cạnh đó, kháng thể đa dòng IgY kháng các độc tố ruột tụcầu (SEA, SEB, SEC1, SED và SEE) và IgYkháng Bovine serum albumin (BSA) cũng được tạo ra và tinh sạch trước khi được in lên vạch thử nghiệm và vạch kiểm chứng của que thử sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Các kết quả nghiên cứu về việc sản xuất SEC1 trong tế bào Escherichia coliBL21 đã chỉ ra rằng điều kiện thích hợp để thu nhận độc tố này là nuôi lắc 150 vòng/phút ở 30oC; nồng độ chất cảm ứng isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside (IPTG) là 0,5 mM; thời gian cảm ứng là 8

Nghiên cứu khả năng phát hiện và ảnh hưởng lẫn nhau của các hang rỗng trên mô hình lý thuyết và kiểm nghiệm thực tế bằng phương pháp Ra đa đất

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng phát hiện và ảnh hưởng lẫn nhau của các hang rỗng bằng phương pháp Ra đa đất. Theo TCVN 8227-2009 và kinh nghiệm thực tế, các tác giả đã lựa chọn các mô hình hang rỗng điển hình phù hợp với thực tế, sử dụng module modelling for the 2D-simulation thuộc phần mềm REFLEXW để xây dựng mô hình lý thuyết đối với các mô hình hang rỗng trên, sử dụng phương pháp Migration để xử lý tính toán mô hình, đồng thời đã kiểm nghiệm khảo sát, tìm kiếm tổ mối trên đê, đập đất tại một số khu vực bằng hệ thiết bị SIR - 10B và SIR-30 với ăng ten 400MHz do Công ty GSSI của Mỹ sản xuất. Từ đó, rút ra các kết luận bổ ích về tính đúng đắn và phù hợp của mô hình lý thuyết khi áp dụng thực tế, khả năng ứng dụng của phương pháp Ra đa đất đối với việc tìm kiếm, xác định các hang rỗng nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp, làm cơ sở cho công tác phát hiện các hang rỗng trong hệ thống đê, đập ở Việt Nam. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/922 Title: 

Cải biến vectơ hệ Virut Semliki Forest (SFV) nhằm biểu hiện thụ thể GPCR của người Việt Nam

Các thụ thể xuyên màng kết cặp G-protein (GPCR) của người có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu sàng lọc và phát hiện dược phẩm. Vì vậy, việc biểu hiện thành công các thụ thể này bằng công nghệ ADN tái tổ hợp có ý nghĩa quan trọng. Trong các hệ vectơ biểu hiện, hệvectơ có nguồn gốc từ Virut Semliki Forest (SFV) có nhiều ưu điểm nổi bật trong biểu hiện các thụ thể màng tế bào nhờ khả năng lây nhiễm rộng các tế bào động vật có vú giúp sự cải biến protein sau dịch mã hiệu quả. Mục đích của nghiên cứu này là cải biến hệ vectơ SFV cơ bản (pSFV) để tạo vectơ biểu hiện có vị trí đa nhân dòng (MCS) và các mã kết thúc dịch mã (stop codons) mở rộng để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ vectơ. Phiên bản vectơ sau khi được cải biến đã được áp dụng thành công để biểu hiện thụ thể neurokinine-1 (NK1R), một thụ thểGPCR điển hình, có chức năng sinh học đầy đủ được kiểm chứng qua phương pháp lai miễn dịch (Western Blot) và phép đo chức năng thụ thể(Fura-2). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng hệ

So sánh một số phương pháp phát hiện biên

Phát hiện biên của ảnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xử lý ảnh. Nhận dạng ảnh dùng máy tính liên quan tới việc nhận dạng và phân loại các đối tượng trong bức ảnh do đó phát hiện biên là một công cụ quan trọng. Phát hiện biên sẽ làm giảm một cách đáng kể khối lượng dữ liệu cần xử lý và loại bỏ các thông tin không cần thiết trong khi vẫn đảm bảo các thuộc tính quan trọng về cấu trúc của ảnh. Có rất nhiều kỹ thuật phát hiện biên hiện đang được sử dụng, mỗi kỹ thuật này thường làm việc một cách có hiệu quả cao đối với một loại đường biên cụ thể. Trong bài báo này, tác giả tiến hành so sánh một số kỹ thuật phát hiện biên thông dụng thông qua các thuật toán được lập trình trên MATLAB. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/932 Title:  So sánh một số phương pháp phát hiện biên Authors:  Nguyen Vinh, An Keywords:  Canny Laplacian of Gaussian (LOG) Sobel Prewitt Robert Issue Date:  2015 Publisher:  ĐHQGHN

Quá trình thành tạo vật liệu trầm tích

Vật liệu trầm tích được tạo ra do quá trình phong hóa và phá hủy kiến tạo. Sản phẩm của phá huỷ kiến tạo được sinh ra gắn liền với chuyển động của vỏ Trái Đất như đứt gãy, chuyển động khối tảng, nén ép nâng trồi, tạo núi và quá trình sụt lún nhiệt tạo các bồn trũng trầm tích. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các vật liệu có kích thước lớn từ hàng decimet trở lên như khối, tảng xếp chồng chất ngổn ngang ở bờ biển Quy Nhơn, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bắc Cửa Lò - Nghệ An v.v... đến các vật liệu khối, tảng, cuội, sỏi được mài tròn nằm trên các lòng suối và thượng nguồn các con sông đến các vật liệu dăm, sạn sắc cạnh rất phổ biến trên các sườn núi và thung lũng kiến tạo. Chúng là sản phẩm nghiền nát của đá gốc trải qua nhiều giai đoạn, phân bố ở ranh giới các mảng, vi mảng và các khối tảng kiến tạo. Tài liệu toàn văn tại đây: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19070

Khôi phục bồn trầm tích thứ cấp

Thuật ngữ “bồn thứ cấp” là do tác giả đề nghị khi làm chủ trì đề tài “Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và địa tầng trầm tích Kainozoi vùng mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long" do Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro hợp đồng với trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000-2001. Bồn thứ cấp (secondary basin) là một bồn trầm tích được sinh thành trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử tiến hóa bồn, chịu kiểm soát của một pha kiến tạo bao gồm các yếu tố tách giãn sụt lún, đứt gãy đồng trầm tích hoặc nén ép uốn nếp và nâng trồi tạo nên một cấu trúc địa chất độc lập có ranh giới dưới và trên rõ ràng. Nhiều bồn thứ cấp cấu thành một bồn lớn đặc trưng cho một bối cảnh kiến tạo nhất định. Theo quy mô và tiêu chí phân loại thì bồn trầm tích thứ cấp thường tương ứng với một pha kiến tạo và một chu kỳ trầm tích bậc hai và cũng là một tập địa chấn được giới hạn bởi 2 bề mặt bào mòn (gián đoạn trầm tích). Mặt ranh giới chu kỳ trầm tích trùng với mặt phản xạ địa chấn. Nếu theo

Ngành Thân mềm (Mollusca)

Ở Việt Nam, hóa thạch động vật Thân mềm phần lớn thuộc các lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Chân đầu (Cephalopoda) và Chân bụng (Gastropoda), rất hiếm gặp hóa thạch của các lớp Có giáp (Loricata), Chân xẻng (Scaphopoda) và Vỏ nón (Tentaculita). Hóa thạch Hai mảnh vỏ hay còn gọi là Chân rìu (Pelecypoda), thường gặp trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi, trong Paleozoi hiếm gặp hơn. Hóa thạch Chân đầu chủ yếu gặp trong trầm tích Mesozoi, trong Paleozoi gặp một ít trong trầm tích Devon, và đến cuối Mesozoi thì hầu như không còn gặp nữa, chỉ còn lại giống Nautilus còn sống đến nay. Hóa thạch Chân bụng gặp rải rác với số lượng ít ỏi trong đá vôi Carbon-Permi, trong trầm tích Mesozoi và Kainozoi, nên ít ý nghĩa địa tầng. Động vật Thân mềm khá phát triển trong môi trường biển và nước ngọt, ở trên cạn chỉ gặp một số ít Chân bụng. Ở Việt Nam, trong số Thân mềm, các lớp Hai mảnh vỏ và Chân đầu có nhiều giống và loài có ý nghĩa địa tầng trong Trias và Jura. Ngoài ra, sự có mặt của hóa thạch Thân mềm

Thực vật Bậc thấp

Thực vật Bậc thấp hay Tản thực vật (Thallophyta) gồm tất cả các ngành tảo hiện đang sống (khoảng 50.000 loài) và hàng nghìn loài hóa thạch. Tảo thường có cơ thể cấu tạo đơn giản, phần lớn chúng là thể đơn bào, sống đơn lẻ hoặc thành tập đoàn, những loài tiến hóa hơn có cơ thể đa bào dạng sợi, dạng bản. Một số loài có cơ thể dạng cây, nhưng mới chỉ có thân giả và lá giả. Phần lớn tảo là thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp nhờ có sắc tố trong thể nhiễm sắc, nhưng cũng có không ít loài là sinh vật dị dưỡng do trong tế bào không có sắc tố. Một số loài tạp dưỡng tức là quang hợp khi có đủ ánh sáng, chuyển sang sống dị dưỡng khi thiếu ánh sáng. Tảo được coi là những thực vật có mặt sớm nhất trên Trái Đất, những đại diện cổ nhất của chúng được phát hiện trong trầm tích Paleoproterozoi hay Neoarkei. Tảo được phân loại dựa trên những đặc điểm hình thái, sắc tố, sản phẩm đồng hóa và một số đặc điểm về cấu trúc của lông roi. Hiện nay số lượng các ngành tảo trong hệ thống phân loại vẫn chưa đ

Hóa thạch Mang lỗ

Tên gọi Mang lỗ từ được Grant (1836) sử dụng đầu tiên để mô tả những động vật thuộc nhóm Bọt biển. Động vật Mang lỗ sống chủ yếu trong biển, thuộc loại bám đáy. Trong cơ thể động vật Mang lỗ không có cấu trúc nào tương ứng với các cơ quan của động vật cấp cao hơn. Thay vào đó, chúng có nhiều kiểu tế bào đảm trách các chức năng khác nhau để phát triển và duy trì sự sống: Ví dụ, ở Bọt biển có các loại tế bào như tế bào vách, tế bào cổ lọ, tế bào mang lỗ, tế bào gai xương v.v.. Động vật Mang lỗ có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính. Chúng phân bố rộng rãi trên thế giới, từ vùng địa cực cho tới các vùng xích đạo, chủ yếu trong môi trường biển nông ở các vùng ven bờ và thềm lục địa trên dưới 100m; tuy nhiên cũng có những loài thuộc Lớp Bọt biển sừng tìm thấy ở độ sâu 8.840m. Các đại biểu cổ nhất được phát hiện trong đá Tiền Cambri thượng. Đến nay đã phát hiện khoảng trên 12.000 loài, trong số đó có khoảng 150 loài sống trong nước ngọt. Mời các bạn đọc toàn văn tại đây: http://reposi