Designing a Competency-based English Oral Communication Course for Vietnamese Undergraduate Business Administration Students =Thiết kế khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên đường hướng năng lực cho sinh viên Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Doctor of Linguistics: 621401

Title: Designing a Competency-based English Oral Communication Course for Vietnamese Undergraduate Business Administration Students =Thiết kế khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên đường hướng năng lực cho sinh viên Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Doctor of Linguistics: 621401
Authors: Nguyễn, Thị Minh Trâm
Keywords: Tiếng Anh;Dạy và học
Issue Date: 2017
Publisher: H.: University of Languages and International Studies
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59746

Luận án mô tả một bức tranh tổng quát về nghiên cứu quá trình thiết kế một khóa học (KH) giao tiếp nói bằng tiếng Anh (GTNTA) cho sinh viên Quản trị kinh doanh (QTKD) dựa trên đường hướng năng lực bao gồm toàn bộ quá trình từ nghiên cứu về nhu cầu (NCNC) đến đánh giá thiết kế KH, nghiên cứu thí điểm, ứng dụng và đánh giá mức độ hiệu quả KH. Cụ thể, một khung thiết kế chung cho KH GTNTA dựa trên đường hướng năng lực với kế hoạch học tập được xây dựng dưới ánh sáng của lý thuyết văn hóa-xã hội (LTVHXH) và khung cho thiết kế phần kiểm tra, đánh giá của KH đã được đề xuất cho người thiết kế chương trình ESP và giáo viên. Dữ liệu được lấy từ hai giai đoạn chính của nghiên cứu bao gồm: gian đoạn một về xây dựng KH và giai đoạn hai tập trung đánh giá KH. Giai đoạn một gồm ba bước: NCNC, đánh giá thiết kế KH và nghiên cứu thí điểm. Trong bước một - NCNC, các kết quả của các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được tiến hành với tất cả các bên liên quan để xây dựng danh mục các năng lực GTNTA cần thiết nhất cho sinh viên QTKD. Khóa học sau khi được thiết kế dựa trên kết quả của NCNC đã được kiểm định bởi các giáo viên ngôn ngữ mà đã tham gia cuộc phỏng vấn bán cấu trúc để điều chỉnh. Sau đó, khóa học được tiếp tục điều chỉnh sau khi thử nghiệm ba bài đầu tiên mà được dự giờ bởi một giáo viên khác. Trong giai đoạn hai, nhiều công cụ khác nhau đã được sử dụng để đảm bảo tính khách quan của kết quả. Bài kiểm tra đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ đã thực hiện. Sinh viên tự đánh giá sau mỗi bài thi và bài học giúp các giáo viên cũng như người thiết kế chương trình cập nhật thường xuyên về quan điểm của sinh viên để có sự điều chỉnh cần thiết. Vào cuối khóa học, phỏng vấn theo nhóm được thực hiện nhằm khám phá quan điểm của sinh viên để làm rõ các kết quả từ bảng câu hỏi điều tra cuối khóa. Trong quá trình đánh giá sau thực tập, những sinh viên QTKD sử dụng GTNTA khi thực tập và giám sát viên của họ đã được mời để hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá kết quả khóa học từ quan điểm làm việc thực tế. Kết quả định tính và định lượng của quá trình đánh giá khóa học trong các giai đoạn khác nhau như trước, trong, cuối KH và đánh giá sau thực tập chỉ ra các kết quả và quan điểm tích cực đối với KH được thiết kế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ nghiên cứu và lý thuyết mà có thể hỗ trợ lẫn nhau trong toàn bộ quá trình thiết kế khóa học. Tác giả hy vọng rằng những phát hiện từ luận án này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về mặt lý thuyết, phương pháp và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này hy vọng sẽ cung cấp cho người thiết kế chương trình học ESP khung lý thuyết cho việc thiết kế một khóa học GTNTA dựa trên đường hướng năng lực, đặc biệt là khung thiết kế đánh giá với nhiều phương pháp đánh giá khác nhau và khung cho kế hoạch học tập được soi sáng bởi lý thuyết văn hóa-xã hội (LTVHXH). Bên cạnh đó, nghiên cứu này có thể giúp làm phong phú thêm lý thuyết về thiết kế KH không chỉ dựa trên quan điểm học thuật (giáo viên, sinh viên) mà còn tất cả các bên liên quan (người sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp) để giúp KH gắn kết với yêu cầu nơi làm việc. Cuối cùng, đánh giá sau thời gian thực tập với sinh viên và giám sát viên của họ trong quá trình thực tập hy vọng có thể đóng góp vào lý thuyết và thực hành của việc đánh giá các khóa học. Về mặt phương pháp, nghiên cứu này có thể góp phần vào việc ứng dụng sáng tạo các phương pháp hỗn hợp cho quy trình thu thập dữ liệu để thiết kế một khóa học.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012

Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài