Ngành Thân mềm (Mollusca)

Ở Việt Nam, hóa thạch động vật Thân mềm phần lớn thuộc các lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Chân đầu (Cephalopoda) và Chân bụng (Gastropoda), rất hiếm gặp hóa thạch của các lớp Có giáp (Loricata), Chân xẻng (Scaphopoda) và Vỏ nón (Tentaculita). Hóa thạch Hai mảnh vỏ hay còn gọi là Chân rìu (Pelecypoda), thường gặp trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi, trong Paleozoi hiếm gặp hơn. Hóa thạch Chân đầu chủ yếu gặp trong trầm tích Mesozoi, trong Paleozoi gặp một ít trong trầm tích Devon, và đến cuối Mesozoi thì hầu như không còn gặp nữa, chỉ còn lại giống Nautilus còn sống đến nay. Hóa thạch Chân bụng gặp rải rác với số lượng ít ỏi trong đá vôi Carbon-Permi, trong trầm tích Mesozoi và Kainozoi, nên ít ý nghĩa địa tầng. Động vật Thân mềm khá phát triển trong môi trường biển và nước ngọt, ở trên cạn chỉ gặp một số ít Chân bụng. Ở Việt Nam, trong số Thân mềm, các lớp Hai mảnh vỏ và Chân đầu có nhiều giống và loài có ý nghĩa địa tầng trong Trias và Jura. Ngoài ra, sự có mặt của hóa thạch Thân mềm cũng giúp ta xác lập môi trường cổ địa lý của các thể trầm tích, ví dụ như sự có mặt của hóa thạch Chân đầu trong các lớp đá giúp ta khẳng định là các lớp đó hình thành trong môi trường biển. Hay sự có mặt của một số Hai mảnh vỏ và Chân bụng như Unio, Viviparus, v.v… giúp ta khẳng định các lớp chứa chúng thuộc môi trường nước ngọt.
Mời các bạn đọc thêm tại đây:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012

Designing a Competency-based English Oral Communication Course for Vietnamese Undergraduate Business Administration Students =Thiết kế khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên đường hướng năng lực cho sinh viên Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Doctor of Linguistics: 621401

Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài